✲ Chợ đen Sài Gòn trước 1975
Chợ đen Sài Gòn trước 1975
Gọi là "chợ đen" vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán "hàng PX Mỹ" - được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam).
Trước năm 1975, vỉa hè đại lộ Lê Lợi gần khu vực Thương xá Tax của Sài Gòn đã hình thành một khu "chợ đen" nổi tiếng, thu hút đông đảo mọi tầng lớp dân chúng đến mua sắm.
Gọi là "chợ đen" vì hàng chục gian hàng nơi đây đều bán "hàng PX Mỹ" - được tuồn ra lén lút từ các cửa hàng PX (Post Exchange, hệ thống phân phối hàng hóa dành cho quân đội Mỹ tại nhiều tỉnh thành miền Nam Việt Nam).
Chợ bắt đầu họp từ buổi chiều với các chủng loại hàng hóa phong phú, từ thượng vàng đến hạ cám, nhưng nhiều nhất là đồ hộp ăn sẵn của quân đội Mỹ - được gọi là C-rations.
Giá cả các mặt hàng ở chợ đen rẻ hơn nhiều so với các cửa hàng thông thường, và nhiều mặt hàng ở đây không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác của Sài Gòn.
Sự tồn tại của chợ đen đã nuôi sống nhiều người, như thành phần môi giới, tiểu thương vỉa hè hay các nhà buôn.
Thiệt hại từ việc thất thoát hàng hóa của Mỹ ước tính lên đến 75 triệu USD mỗi năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà cả quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn đều nhắm mắt làm ngơ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét